Gợi ý những phương pháp điều trị cho bệnh tự kỷ ở trẻ (P2)

Tiếp phần 1 mà chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn về làm thế nào để nhận biết được bệnh tự kỷ của trẻ và giai đoạn vàng của căn bệnh này. Lần này chúng tôi sẽ gợi ý những phương pháp điều trị cho bệnh tự kỷ ở trẻ.


Khi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ thì cần có những phương pháp khắc phục kịp thời cho trẻ. Mỗi một đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau nên vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Do vậy bố mẹ phải chọn ra phương pháp điều trị phù hợp với con mình nhất. Dưới đây là những gợi ý chung mà chúng tôi muốn gửi đến các bậc bố mẹ tham khảo.



Phân loại làm 2 phương pháp chủ yếu là y sinh học, tâm lý giáo dục. 

+ Phương pháp y sinh học: 


– Mặc dù chưa có thuốc đặc trị bệnh tự kỷ, tuy nhiên, trong thời gian trẻ bị bệnh tự kỷ các bác sĩ sẽ kê thuốc chống lại các triệu chứng ở bệnh tự kỷ như kém tập trung, hung hăng hay lầm lì. Đối với cách này chúng tôi khuyên bạn nên đến trực tiếp bác sĩ để tư vấn đơn thuốc. 


– Tăng cường khả năng vận động: trẻ tự kỷ sẽ ít vận động hơn nên các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên cho trẻ vận động để hoạt hóa các cơ quan này. Các vận động thường là vận động cơ quan phát âm, vận động tay chân, thị giác…


– Ngoài ra, giúp trẻ tránh xa những trò chơi công nghệ quá sớm. Nên chọn cho bé những trò chơi như xếp hình, vẽ tranh, tô tượng,... để giúp bé phát triển và tránh những sóng điện từ từ các trò chơi game.


+ Phương pháp tâm lý giáo dục:

– Giúp tâm trẻ vận động: ngoài việc vận động cơ thể bên ngoài, chúng ta cần phải tác động bên trong tâm lý trẻ. Nhìn chung, vận động cơ thể càng tăng thì vận động tâm lý sẽ tăng theo. Vận động tâm lý bao gồm việc kích thích các tế bào thần kinh, giúp trẻ giao tiếp và nhận thức tốt hơn sự vật bên ngoài.


– Phương pháp cải thiện ngôn ngữ: Việc trị liệu bằng phương pháp này có thể sẽ diễn ra từ 1 – 2 tuần, thậm chí vài năm tùy thuộc vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.


– Phương pháp giáo dục thông qua các môn học tâm lý như âm nhạc trị liệu, vẽ nặn, thơ đồng dao. Phương pháp này sẽ kích thích não bộ của trẻ, các giai điệu âm nhạc, thơ tươi sáng sẽ giúp con dễ tiếp thu và thoải mái hơn.


Nhìn chung, việc giúp trẻ thoát khỏi bệnh tự kỷ còn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều. Sẽ không có gì quý hơn khi bố mẹ dành thời gian nhiều bên con. Nhờ sự chăm sóc và quan tâm thì trẻ sẽ mau khỏi bệnh hơn so với những phương pháp điều trị trên. Hãy để con bạn biết rằng bé không đơn độc một mình mà luôn có gia đình, bố mẹ và những người thân yêu bên cạnh.



>> Pamama mong muốn chia sẻ những thông tin bổ ích đến cho mọi người. Bố mẹ tham khảo thông tin sản phẩm hoặc tin tức trên Pamama nhé.


Tổng Hợp & Biên Soạn